Chữa bệnh xương khớp không cần dùng thuốc
Ngày nay, các bệnh lý xương khớp dường như không còn quá xa lạ với mọi người. Các bệnh lý này gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây là Các phương pháp chữa bệnh xương khớp tự nhiên, không dùng thuốc vừa cải thiện cơn đau hiệu quả, vừa an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CÁC LOẠI BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP 1. Thực hiện phương pháp chườm nóng/lạnh
Đây là một cách đơn giản và dễ dàng để cải thiện tuần hoàn và giảm đau khớp nhẹ. Thông thường, bệnh nhân nên bắt đầu với chườm ấm trước khi chuyển sang chườm lạnh.
● Đối với chườm nóng: Bạn có thể thỉnh thoảng tắm nước ấm hoặc xông hơi khô để giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện tình trạng đau nhức. Một lựa chọn khác là sử dụng túi chườm nhiệt hoặc thiết bị sưởi ấm để giúp giảm viêm và cứng khớp vào ban đêm.
● Đối với chườm lạnh: Các mô sụn bị tổn thương có thể gây đau khớp, sưng, đỏ và khiến cử động trở nên khó khăn hơn. Lúc này, chườm đá lên vùng bị đau có thể giúp giảm đau hiệu quả. Lưu ý, không nên chườm lạnh trực tiếp mà phải quấn nước đá vào khăn mềm để chườm.
2. Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là một nhánh của y học phục hồi chức năng được sử dụng để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của cơ thể. Hiện nay, vật lý trị liệu được chia thành hai hình thức: vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu thụ động.
● Hình thức chủ động: Là những bài tập được thiết kế riêng như bài tập giãn cơ, bài tập kết hợp với dụng cụ hoặc bài tập dưới nước, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện nhóm cơ bị yếu.
● Hình thức bị động: Với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại (sóng xung kích, laser, máy giải ép) không chỉ điều trị dứt điểm các bệnh xương khớp cấp và mãn tính, các bệnh lý liên quan đến thoái hóa đốt sống - thoát vị đĩa đệm mà còn rút ngắn thời gian điều trị, giúp người bệnh khỏi bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.
3. Vận động, tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp hệ xương khớp của người già dẻo dai, tăng tuổi thọ cho hệ xương khớp. Chọn một số môn thể thao phù hợp với người cao tuổi như đi bộ, cầu lông, các bài tập yoga sẽ giúp cơ thể dẻo dai, các khớp vận động nhịp nhàng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
4. Chế độ ăn uống lành mạnhĐể giảm đau nhức xương khớp, người cao tuổi nên bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin có lợi cho xương, đặc biệt là canxi. Canxi sẽ giúp hỗ trợ hệ xương chắc khỏe và có tác dụng phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp hiệu quả.
Mặt khác, nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán có thể khiến các triệu chứng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và nhiều biến chứng khác.
5. Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc
Một lối sống khoa học, ngủ đủ giấc cũng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh về xương khớp. Người cao tuổi phải có một lịch trình sinh hoạt khoa học, hợp lý để đảm bảo cơ thể chống chọi tốt với các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, chọn một chiếc đệm êm ái, tốt cho sức khỏe cũng rất hiệu quả trong việc giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn, giảm đau nhức xương khớp.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định và cách điều trị của bác sĩ. Vui lòng liên hệ với Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/cac-phuong-phap-chua-benh-xuong-khop-khong-can-dung-thuoc.html
Thông tin liên hệ: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/