Mụn rộp sinh dục dễ bị nhầm với mụn thường và các bệnh sinh dục
Mụn rộp sinh dục hay Herpes sinh dục là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do virus herpes simplex (HSV) gây ra.
DẤU HIỆU CỦA MỤN RỘP SINH DỤC Dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở nữ giới
- Vùng da bị nhiễm bệnh ngứa ngáy, nóng rát. Các mụn nhỏ li ti xuất hiện nhiều hơn, về sau phát triển thành mụn nước dễ vỡ.
- Da quanh nốt mụn bị tấy đỏ, các nốt mụn này tập trung nhiều ở môi lớn, môi bé, hậu môn, vùng mông, bẹn (háng). m đạo tiết dịch bất thường kèm mùi hôi.
Dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở nam giới
- Các nốt mụn rộp sinh dục nam tập trung nhiều ở quy đầu dương vật, thân dương vật, bao quy đầu, hậu môn (quan hệ đồng tính), miệng, họng…
- Trên đầu mụn có mủ, về sau có nhân cứng. Đến giới hạn nhất định vỡ ra làm lở loét, bề mặt da có đóng một lớp vảy tiết màu trắng, dùng tay cào ra được. Lỗ sáo chảy mủ.
Đây là tình trạng mất cân bằng của hệ vi khuẩn bình thường trong âm đạo. Nó không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nó cũng giống như bệnh mụn rộp thì thường không có triệu chứng. Phía ngoài âm hộ ngứa ngáy và khó chịu làm nhiều người lầm tưởng với bệnh mụn rộp sinh dục.
2. Nhiễm nấm âm đạoCũng giống như viêm âm đạo, nhiều người bị nhiễm nấm âm đạo tái phát thường bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục, nhất là khi chúng lây nhiễm ra phía ngoài âm hộ. Tuy nhiên, nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn.
3. Nhiễm trùng roi Trichomonas
Nhiễm trùng roi Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng của bệnh này cũng rất dễ nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục, ví dụ như ngứa, rát và đỏ ở vùng sinh dục, đi tiểu rắt và tiết dịch âm đạo.
4. Bệnh giang maiCác triệu chứng ban đầu của bệnh giang mai (được gọi là giang mai nguyên phát) là một hoặc nhiều vết loét ở hoặc gần bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc trực tràng có thể bị nhầm với mụn rộp. Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo (giang mai thứ phát), các triệu chứng có thể bao gồm phát ban trên da kèm theo nổi hạch và sốt.
CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN RỘP SINH DỤC
Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ được hiểu là xử lý ngay tại vị trí xuất hiện triệu chứng của virus Herpes. Người bệnh cần sử dụng dung dịch sát khuẩn như betadine, milian hoặc kem bôi acyclovir để bôi tại các điểm có mụn nước mọc lên.
Thuốc bôi cần được sử dụng thường xuyên. Thông thường, 3 giờ sẽ tiến hành bôi vào vị trí nổi mẩn một lần. Trung bình mỗi ngày sẽ bôi đến tận 6 lần. Cần kiên trì bôi thuốc acyclovir trong suốt 7 ngày liên tiếp.
Điều trị toàn thân
Đối với điều trị toàn thân, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh cho bệnh nhân uống. Bạn cần kiên trì uống theo đơn bác sĩ đã kê. Đảm bảo uống đủ liều lượng để ngăn chặn sự phát triển của virus và giúp cơ thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Với các loại thuốc kháng virus như valacyclovir, famciclovir,… thường chỉ mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn bệnh đầu tiên. Khi bệnh tái phát việc sử dụng sẽ cần đến các loại thuốc khác:
+ Thuốc uống Acyclovir 400mg, 3 viên/ngày, chia làm 3 lần hoặc nếu là thuốc acyclovir 200mg thì 5 viên/ ngày, chia thành 5 lần. Loại thuốc này cần duy trì liên tục trong 7 - 10 ngày. Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm mức độ tổn thương trong giai đoạn đầu của bệnh đồng thời khiến cho tần suất và mức độ nghiêm trọng của giai đoạn tái phát giảm hẳn đi.
+ Thuốc uống Valacyclovir 1000mg 2 lần/ ngày, duy trì 7 - 10 ngày. Thuốc có tác dụng giảm cơn đau và khó chịu do bệnh gây ra đồng thời giúp cho vết loét mau lành hơn.
+ Thuốc uống Famciclovir 250mg, 3 lần/ngày, duy trì 5 - 10 ngày. Thuốc có tác dụng điều trị tại ổ siêu vi để làm cho tổn thương mau lành và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh thận cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MIỀN TRUNG