Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Nhiều người nghĩ rằng bệnh trĩ phải do táo bón gây ra, nhưng trên thực tế, một số thói quen hàng ngày cũng có thể gây ra bệnh trĩ như chế độ ăn uống thiếu khoa học, ngồi lâu, ít vận động… cũng có thể dẫn đến khả năng mắc bệnh trĩ nên nhất định không được bỏ qua. Sau đây chúng ta cùng điểm qua những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ để có biện pháp phòng ngừa tích cực.
NHỮNG THÓI QUEN HẰNG NGÀY GÂY BỆNH TRĨ
Bệnh trĩ là bệnh lý được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn. Là bệnh cực kỳ phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến khám và chữa bệnh. Trong đó nhóm cư dân đô thị có tỉ lệ mắc cao hơn. Dưới đây là những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ cần chú ý:
Nâng vật nặng trên vai hoặc dùng lực lưng nâng vật nặng thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên phần dưới cơ thể, trong đó có trực tràng làm cho các tĩnh mạch sưng lên và hình thành các búi trĩ. Do đó, hãy sử dụng đầu gối của bạn thay vì lưng khi nâng tạ nặng.
Hiện nay, có rất nhiều người thường không thể tách rời điện thoại mọi lúc mọi nơi và việc đi vệ sinh cũng không ngoại lệ. Việc ngồi trong toilet trong thời gian dài để nhìn điện thoại di động, đọc sách, đọc báo và các hành vi thiếu chú ý đi vệ sinh khác… trọng lực có thể gây ra áp lực quá lớn lên tĩnh mạch hậu môn, gây sưng/ phình và có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Một trong những thói quen hằng ngày gây bệnh trĩ là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Nhiều người cảm thấy hấp dẫn và nhon miệng khi uống rượu bia và ăn đồ cay, rán, dầu mỡ; đồ ăn đóng hộp… nhưng việc ăn quá nhiều, trong thời gian dài sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây rối loạn chức năng đại tiện; cơ thể thiếu hàm lượng chất xơ… khiến tỷ lệ mắc các bệnh về hậu môn trực tràng không ngừng gia tăng, trong đó có gây táo bón và bệnh trĩ.
Người có tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, ảnh hưởng đến co giãn của tĩnh mạch, làm chậm quá trình lưu thông máu trong khoang chậu và ứ huyết các cơ quan trong ổ bụng, làm cho các tĩnh mạch trĩ bị ứ huyết, căng phình quá mức…
Hơn nữa, việc lười vận động cũng làm giảm nhu động ruột, phân chậm xuống khiến các tĩnh mạch có thể bị chèn ép và kích thích, gây tắc nghẽn cục bộ và cản trở lưu lượng máu, gây tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch trĩ, giảm sức đề kháng của thành tĩnh mạch và cuối cùng là gây ra bệnh trĩ.
Những người thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy cần chú ý, đây là yếu tố gây bệnh quan trọng của bệnh trĩ.
• Táo bón lâu ngày, chất độc của chúng ta khó bài tiết ra ngoài, tích tụ lâu ngày; khi đại tiện bạn sẽ rặn mạnh, hành động này cũng tạo áp lực lớn lên hậu môn, lâu ngày sẽ dẫn đến sưng hoặc nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…
• Bệnh nhân bị tiêu chảy, việc đi vệ sinh quá thường xuyên và nhiều lần trong ngày đồng nghĩa với việc bạn dành nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh, dẫn đến suy nhược và căng thẳng; hoặc các nhiễm trùng cục bộ, sau đó là các tình trạng như áp xe… Và hậu quả có thể gây bệnh trĩ.
Có nhiều người thường có thói quen nhịn đại tiện không đi ngay khi mắc hoặc đi đại tiện ít hơn 2 hoặc 3 lần một tuần, bạn có thể bị táo bón. Phân có thể vón cục, cứng và đẩy vào miếng đệm hậu môn, khi đại tiện phân cứng/ rắn dễ làm rách niêm mạc, chảy máu, các tổn thương hình thành sẹo/ xơ; tĩnh mạch phình giãn quá mức và hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh hậu môn, trong đó có bệnh trĩ.
Nếu bạn đang mang thai, áp lực vùng bụng do tử cung mở rộng, cùng với sự thay đổi nội tiết tố và táo bón, góp phần hình thành bệnh trĩ, vì vậy có đến 35% phụ nữ mang thai bị trĩ khi mang thai và sau sinh do quá trình rặn đẻ gây tiến triển nặng.
Thông tin liên hệ: Đa khoa Miền Trung