10 điều không nên làm vào ngày đền đỏ
Trong thời kỳ kinh nguyệt, hầu hết phụ nữ đều biết rằng họ nên chú ý giữ ấm cơ thể và tránh đi bơi. Tuy nhiên, những điều không thể không làm sau đây thường bị một số chị em bỏ qua. Vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau, chị em cần hết sức lưu ý:
Trong thời kỳ kinh nguyệt, không nên mặc quần bó sát, có đũng nhỏ và vòng hông nhỏ sẽ gây áp lực lên các mao mạch cục bộ, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tăng ma sát với âm hộ, dễ gây xung huyết tầng sinh môn và phù nề; nặng hơn có thể dẫn đến sa tử cung, nhiễm trùng hệ thống tiết niệu và sinh sản, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Do đó, chị em nên mặc quần rộng rãi, thoáng khí trong thời kỳ kinh nguyệt.
Khi nói về tránh lạnh bao hàm cả việc giữ cơ thể tránh cảm lạnh, ăn uống đồ lạnh trong thời kì hành kinh (kem lạnh, đồ uống lạnh, trái cây đông lạnh, rau sống…); tuyệt đối không được uống nước đá, để máu kinh thoát ra sạch sẽ, máu phải ở trạng thái “ấm” thì mới có thể lưu thông tốt. Bên cạnh đó, một khi bạn ăn đồ lạnh, máu sẽ bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ, dẫn đến lưu thông kém và máu đóng cục, từ đó gây ra đau bụng kinh.
Nhiều bạn gái ham làm đẹp, trong kỳ kinh nguyệt cũng thích mặc váy hở hang mà không chú ý giữ ấm. Thực tế, phụ nữ bị cảm lạnh trong kỳ kinh nguyệt, các mạch máu trong khoang chậu sẽ co lại, dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng, kinh nguyệt ra ít hoặc thậm chí vô kinh. Vì vậy, trong thời gian hành kinh tránh bị cảm lạnh, không đi mưa, lội nước, bơi lội, không ngồi nơi ẩm thấp, nơi có điều hòa nhiệt độ quá thấp…
Phụ nữ khi có kinh nguyệt sẽ tiêu hao rất nhiều thể lực, lúc này càng phải chú ý sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động, lao động chân tay vất vả, nghỉ ngơi đầy đủ, không khuân vác vật nặng. Bởi vì mệt mỏi quá mức trong kỳ kinh nguyệt sẽ làm tử cung quá tải, dẫn đến kinh nguyệt kéo dài hoặc rong kinh, thậm chí làm chậm kỳ kinh nguyệt tiếp theo, có thể gây ra các triệu chứng như xuất huyết trong tử cung. Do đó, hãy làm việc vừa sức và nghỉ ngơi đầy đủ!
Chị em cần biết rằng uống rượu trong thời kỳ kinh nguyệt là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Bởi vì do ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nội tiết tố trong cơ thể, men kháng cồn trong cơ thể phụ nữ có kinh nguyệt giảm nên uống rượu rất dễ say.
Hơn nữa, trong thời kỳ hành kinh hoạt động của các enzym phân hủy trong cơ thể ở mức thấp, khả năng phân hủy và tiêu hóa rượu giảm, khiến rượu khó bị đào thải; những gì còn sót lại trong cơ thể sẽ phát triển thành các chất có hại, càng làm tăng thêm gánh nặng cho gan, thận và tác động xấu đến cơ thể.
Vào thời kì “đèn đỏ” nhiều chị em có ham muốn tình dục tăng cao hoặc những cặp đôi nhu cầu sinh lý mạnh cũng không ngại làm chuyện ấy vào ngày hành kinh. Tuy nhiên đây là điều không nên! Bởi vì trong thời kỳ kinh nguyệt, nội mạc tử cung bong ra, bề mặt khoang tử cung hình thành vết thương nhỏ.
Trong quá trình quan hệ tình dục, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập ngược dòng tử cung, sẽ gây nhiễm trùng và viêm trong khoang tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, ngay cả khi bạn đeo bao cao su thì vẫn có khả năng nhiễm trùng, làm tăng lượng máu kinh hoặc kéo dài thời gian hành kinh.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, do nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm đột ngột nên gây ra hàng loạt phản ứng khó chịu trong cơ thể con người. Cùng với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do một số yếu tố tâm lý gây ra có thể dẫn đến hiệu quả công việc thấp, tâm trạng không tốt.
Vì vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc để sinh huyết dưỡng huyết; ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Nếu chị em liên tục thức khuya, tuần hoàn máu trở nên “trì trệ” dẫn đến trễ kinh, thống kinh, vô kinh…
Trong thời kỳ kinh nguyệt cần chú ý bổ sung nước, bài tiết thông suốt, nhưng không thích hợp uống trà đặc. Bởi trong trà đặc có chứa hàm lượng caffein cao, có thể kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dễ gây đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc ra nhiều máu. Đặc biệt không thích hợp uống trà xanh, bởi vì trà xanh chứa nhiều axit tannic, axit này sẽ kết hợp với các phân tử sắt trong thức ăn bạn ăn tạo thành một lượng lớn cặn, cản trở niêm mạc ruột hấp thụ các phân tử sắt. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như đau bụng kinh.
Nhổ răng trong thời kỳ kinh nguyệt rất dễ gây chảy máu và nhiễm trùng, bởi trong thời kỳ kinh nguyệt, số lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm, khả năng đông máu cũng kém hơn bình thường, nếu thực hiện phẫu thuật chấn thương vào thời điểm này có thể khó cầm máu.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ kinh nguyệt các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn bình thường, cộng với sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, cơn đau sẽ tăng lên gấp đôi khi nhổ răng, vì vậy chị em nên tránh nhổ răng trong thời kỳ “đèn đỏ”
Trên thực tế, một số bạn gái còn thiếu hiểu biết về vấn đề này nên có suy nghĩ rằng sữa tắm cũng có thể làm sạch vùng kín của phụ nữ và không coi trọng. Đây là việc làm sai lầm, việc vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm có thể gây nhiễm trùng và gây ngứa .Trong thời kỳ kinh nguyệt, bộ phận sinh dục dễ có mùi hôi nên vừa tắm vừa dùng dung dịch tắm gội để vệ sinh hoặc rửa nhiều lần bằng nước nóng là không đúng mà dễ gây ra các bệnh như viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Vì vậy, việc lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH phù hợp với cơ địa để vệ sinh bộ phận sinh dục, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt là rất cần thiết.
Ăn mặn có thể làm tăng lượng muối và nước tích trữ trong cơ thể, dẫn đến đau đầu trước kỳ kinh nguyệt, càng dễ gây ra các triệu chứng như cảm xúc kích động, dễ cáu giận… Do đó, chị em ên ăn nhạt trước kỳ kinh 1 tuần và xuyên suốt những ngày hành kinh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MIỀN TRUNG