Các bài thuốc đông y trị sùi mào gà
Thang thuốc sắc Đông Y gồm có các nguyên liệu sau: dã cúc hoa + thổ phục linh (mỗi loại 30g), kim ngân hoa, cam thảo, bản lam căn, sơn đậu căn, xạ can, liên kiểu, hoàng cầm, chi tử, hoàng bá, thương truật (mỗi loại 10g); sơn tử cô (5g). Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào nồi (ấm) sắc, mỗi ngày uống 1 thang
Bài thuốc 2: Thuốc sắcThang thuốc sắc Đông Y gồm có các nguyên liệu sau: thổ phục linh (30g); đại thanh diệp + ý dĩ (mỗi loại 20g); tỳ giả, thương truật, tử thảo, hoàng bá, mã xỉ hiện (mỗi loại 15g); đan bì (12g), thông thảo (10g). Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào nồi (ấm) sắc, mỗi ngày uống 1 thang
Bài thuốc 3: Thuốc sắcThang thuốc sắc Đông Y gồm có các nguyên liệu sau: dã cúc hoa + thổ phục linh (mỗi loại 30g); chi tử, liên kiều, sơn đậu căn, cam thảo, xạ can, bản lam căn, hoàng cầm, hoàng bá, kim ngân hoa (mỗi loại 10g); thương truật (5g). Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào nồi (ấm) sắc, mỗi ngày uống 1 thang.
✶ Lưu ý: Nếu những nốt sùi mào có biểu hiện như sưng, đau, đỏ hoặc kèm theo bị táo bón khi đại tiện… thì thêm vào mỗi thang thuốc đại hoàng + tri mẫu ( mỗi loại 9g); sinh thạch cao + kim ngân hoa (mỗi loại 15g)
✶ Bên cạnh thuốc uống, bệnh nhân trị sùi mào gà có thể bôi thêm một số loại thuốc ngoài da trị bệnh để làm dịu da, giảm cảm giác ngứa rát, sưng nóng… tại vị trí mắc bện.
Bài thuốc 4: Thuốc bôi da chữa sùi mào gàBài thuốc bôi Đông Y trị sùi mào gà là sự kết hợp của các nguyên liệu: Dã cúc hoa - bản lam căn (30g), khô phàn - địa phu tử - mộc tặc (mỗi loại 20g); nga truật (15g)… đem đi sắc với nước theo chỉ dẫn thầy thuốc, sau khi nước còn ấm ấm đem đi ngâm rửa tại chỗ.
Bài thuốc 5: Thuốc bôi da chữa sùi mào gàBài thuốc bôi Đông Y trị sùi mào gà là sự kết hợp của các nguyên liệu: Đại thanh hiệp (30g); mã xỉ hiện (rau sam) 60g; minh phàn (21g). Đem nguyên liệu đi sắc với lượng nước vừa đủ đến khi cô lại, sau đó để nguội còn ấm ấm thì đem đi ngâm rửa tại chỗ. Ngày thực hiện 2 lần/ mỗi lần 10-15 phút.
✶ Với các bài thuốc này, người bệnh nên phối hợp thêm phèn phi (9g); lục nhất tán (30g). Hỗn hợp tán thành bột mịn, đem rắc vào vùng tổn thương sau khi thực hiện ngâm rửa xong.
CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ BỆNH SÙI MÀO GÀ CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Bài thuốc sẽ không đem lại hiệu quả với trường hợp bệnh đã nặng; phần lớn nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Thường chỉ dùng sau khi điều trị bằng y học hiện đại nhằm tăng hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Tuy nhiên, việc sử dụng (phương pháp cổ truyền) cũng còn tiềm ẩn những điều bất cập, có thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở người có cơ địa không phù hợp như là tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dưới… Lúc này cần ngưng dùng thuốc, đến gặp bác sĩ để được tư vấn xử lý.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở chuyên khoa về Y học cổ truyền lớn, uy tín để bốc thuốc. Bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh kém chất lượng, các dược liệu không có nguồn gốc rõ ràng. Một số bài thuốc cũng chưa được chứng minh về mức độ cải thiện và độ an toàn… gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.